Sữa ong chúa là gì? Những lợi ích của sữa ong chúa với cơ thể

Sữa ong chúa từ xưa tới nay luôn được coi là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều công năng vượt bậc. Vậy sữa ong chúa là gì, sữa ong chúa mang lại lợi ích gì đến sức khỏe con người? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1Sữa ong chúa là gì?

Sữa ong chúa là một chất tiết có màu trắng đục được tiết ra bởi loài ong thợ (ong mật). Nó thường chứa từ 60 – 70% là nước, phần còn lại là các protein, vitamin, axit amin, chất béo,…

Sản phẩm được đặt tên là sữa ong chúa bởi nó được ra đời nhằm phát triển và nuôi dưỡng ong chúa. Khi một con ong chúa chết đi, những con ong thợ sẽ cung cấp một lượng lớn sữa ong chúa cho một ấu trùng cái được chọn với mục đích làm thay đổi DNA của côn trùng và biến nó thành ong chúa.

Các loại protein có nguồn gốc từ ong cùng với các chất chống oxy hóa từ sữa ong chúa có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.

Sữa ong chúa là một chất tiết màu trắng đục do loài ong mật tiết ra

2Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa

Sữa ong chúa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa rất đa dạng chúng bao gồm: nước, carbonhydrate, protein, chất béo, vitamin B và các khoáng chất vi lượng.

Trong sữa ong chúa thường chứa khoảng 60% đến 70% nước, 12% đến 15% protein, 10% đến 16% đường, 3% đến 6% chất béo và 2% đến 3% vitamin, muối và axit amin. Thành phần và tỷ lệ này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguồn sữa ong chúa, điều kiện và khí hậu nơi bầy ong sinh sống.

Các vitamin B có trong thành phần của sữa ong chúa bao gồm: Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit folic (B9), Inositol (B8), Biotin (B7), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6).

Xem thêm: Các loại vitamin nhóm B. Công dụng của vitamin B với cơ thể

Sữa ong chúa gồm: nước, carbs, protein, chất béo, vitamin B và các khoáng chất vi lượng

Sữa ong chúa gồm: nước, carbs, protein, chất béo, vitamin B và các khoáng chất vi lượng

3Những lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa

Nhờ vào thành phần dinh dưỡng dồi dào, sữa ong chúa mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời đến sức khỏe con người, đặc biệt là ở phụ nữ.

Sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm

Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy các axit amin, axit béo và hợp chất phenolic được tìm thấy trong sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa mạnh.[1]

Tác dụng chống oxy hóa của sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Sữa ong chúa có thể giảm nguy cơ bệnh tim

Mặc dù chưa xác định được cơ chế chính xác nhưng các protein trong sữa ong chúa có thể giúp giảm cholesterol.[2]

Một nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá khả năng làm giảm cholesterol của sữa ong chúa, kết quả sau một tháng cho thấy có sự giảm mức cholesterol LDL có hại và tổng mức giảm là 11% 4% ở những người dùng khoảng 3 gam sữa ong chúa mỗi ngày.[3]

Sữa ong chúa có tác dụng lên tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol máu

Hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da

Các protein chính trong sữa ong chúa có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Đặc tính kháng khuẩn này giúp sữa ong chúa có thể giữ cho vết thương sạch và không bị nhiễm trùng, hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác khi dùng đường uống hoặc bôi ngoài da.[4]

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự gia tăng sản xuất collagen ở những con chuột được cho uống chiết xuất sữa ong chúa. Collagen là thành phần protein quan trọng của cấu trúc da, giúp phục hồi và tái tạo da nhanh hơn.[5]

Vết thương trên da có thể được phục hồi nhanh chóng hơn bằng cách bôi sữa ong chúa

Hỗ trợ hạ huyết áp

Sữa ong chúa có thể giúp bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách giảm huyết áp.

Một số nghiên cứu điều tra về tác dụng của protein có trong sữa ong chúa lên hệ tuần hoàn của chuột trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, các protein trong sữa ong chúa giúp làm giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch.[6]

Tăng huyết áp là tình trạng sức khỏe phổ biến

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Một tác dụng khác của sữa ong chúa là làm giảm stress oxy hóagiảm viêm, từ đó giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.

Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy điều trị bằng sữa ong chúa làm tăng độ nhạy insulin, giảm mỡ, bảo vệ tuyến tụy, gan và mô sinh sản ở chuột béo phì và tiểu đường.[7][8][9]

Sữa ong chúa giúp đưa đường máu về chỉ số ổn định

Hỗ trợ chức năng não

Sữa ong chúa còn có tác dụng giúp tăng cường chức năng não.

Nghiên cứu về mức độ corticosterone và hệ thống bảo vệ chống oxy hóa trên chuột được bổ sung sữa ong chúa cho thấy những con chuột bị căng thẳng được điều trị bằng sữa ong chúa sẽ có mức độ hormone căng thẳng thấp hơn và hệ thống thần kinh trung ương mạnh hơn so với nhóm đối chứng.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng sử dụng sữa ong chúa giúp cải thiện trí nhớ và giảm các triệu chứng trầm cảm ở chuột sau mãn kinh.[10]

Một nghiên cứu khác về tác dụng của sữa ong chúa lên hoạt động trao đổi chất thần kinh trong mô hình thỏ mắc bệnh Alzheimer cho thấy những con thỏ được điều trị bằng sữa ong chúa có khả năng loại bỏ một số chất hóa học nhất định trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer.[11]

Sử dụng sữa ong chúa giúp cải thiện chức năng não

Tăng tiết nước mắt và điều trị chứng khô mắt mãn tính

Sữa ong chúa có thể giúp điều trị khô mắt khi dùng đường uống.

Một đánh giá lâm sàng đã chứng minh dùng sữa ong chúa đường uống có thể giúp cải thiện tình trạng khô mắt mãn tính bằng cách điều chỉnh chức năng của tuyến lệ. Nhờ đó mà sữa ong chúa được sử dụng như một biện pháp can thiệp phòng ngừa bệnh khô mắt.[12] [13]

Mắt ở trạng thái bình thường và tình trạng khô mắt do ảnh hưởng từ chức năng của tuyến lệ

Chống lão hóa

Một trong những công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa được rất nhiều phụ nữ tin dùng đó là giúp làm chậm quá trình lão hóa da, tăng tuổi thọ, hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh và trẻ trung.[14]

Ngoài ra, sữa ong chúa còn có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi tổn thương khi tiếp xúc với bức xạ cực tím.[15]

Sử dụng sữa ong chúa giúp kéo dài sự tươi trẻ cho làn da của bạn

Hệ miễn dịch khỏe mạnh

Sữa ong chúa giúp tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bạn, chống lại vi khuẩn và virus lạ nhờ vào sự tăng cường đáng kể phản ứng IgA đặc hiệu với kháng nguyên.[16]

Nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của sữa ong chúa cho thấy MRJPs và axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tăng cường chức năng miễn dịch.[17]

Sữa ong chúa giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể

Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị ngộ độc tim do paclitaxel (một chất hóa trị liệu mạnh với các tác dụng phụ nghiêm trọng) gây ra cho thấy tác dụng giảm đáng kể tổn thương tim do hóa trị liệu ở chuột khi được bổ sung sữa ong chúa.[18]

Một tác dụng phụ của liệu pháp điều trị ung thư gây ra các vết loét đau đớn trong đường tiêu hóa là viêm niêm mạc.

Viêm niêm mạc có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế liệu pháp điều trị ung thư, nhưng điều này lại làm giảm tỷ lệ hoàn thành liệu pháp hóa trị. Thay vào đó, sử dụng sữa ong chúa bôi tại chỗ sẽ có hiệu quả trong việc giảm viêm niêm mạc do hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư.[19]

Tình trạng viêm niêm mạc trong điều trị ung thư gây đau đớn cho bệnh nhân

Điều trị các triệu chứng nhất định của thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sữa ong chúa có tác dụng làm giảm thiểu và điều trị một số triệu chứng nhất định trong thời kỳ này, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Sữa ong chúa từ ong mật (Apis mellifera) có hoạt tính estrogen. Việc thiếu hụt estrogen ở thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ dễ mắc các triệu chứng trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Nghiên cứu về tác dụng cải thiện rối loạn thần kinh ở chuột mô hình sau mãn kinh bằng cách dùng sữa ong chúa cho thấy sữa ong chúa có tác dụng hữu ích đối với các triệu chứng thần kinh của rối loạn mãn kinh.[20]

Nghiên cứu khác ở một nhóm phụ nữ sau mãn kinh cho thấy rằng việc bổ sung 800mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả trong việc giảm đau lưng cũng như lo lắng.[21]

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh với nhiều triệu chứng thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh với nhiều triệu chứng thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu

4Phản ứng phụ của sữa ong chúa

Mặc dù hầu hết các trường hợp sử dụng đều an toàn, việc dùng sữa ong chúa không phải là không có rủi ro. Các tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ đôi khi đã được báo cáo.

Vì là sản phẩm có nguồn gốc từ ong nên những người bị dị ứng với ong đốt, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng môi trường khác nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa.

Một số chất gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, cũng đã được tìm thấy trong sữa ong chúa và có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng.[22]

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng sữa ong chúa:

  • Bệnh hen suyễn.
  • Viêm da tiếp xúc.
  • Sốc phản vệ.

Không dùng sữa ong chúa cho người bị dị ứng phấn hoa và ong đốt

5Liều lượng sử dụng sữa ong chúa trong thời kỳ mãn kinh

Liều sau đây được dùng bằng đường uống cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh:

  • 1000 mg sữa ong chúa uống hàng ngày trong 8 tuần.
  • 1 hoặc 2 viên nang có chứa sữa ong chúa và phấn hoa sử dụng tối đa 12 tuần.
  • 2 viên nang chứa sữa ong chúa, dầu hoa anh thỏa, damiana và nhân sâm sử dụng tối đa 4 tuần.

Sử dụng sữa ong chúa hằng ngày theo liều lượng được chỉ định

Sử dụng sữa ong chúa hằng ngày theo liều lượng được chỉ định

Xem thêm:

  • Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là gì? Công dụng của Saffron đối với sức khỏe, làm đẹp
  • Tinh dầu hoa anh thảo là gì? Tác dụng, cách uống tinh dầu hoa anh thảo