Kỹ thuật và cách nuôi ong mật tại nhà

Việc nuôi ong mật tại nhà cần phải có kỹ thuật thì sản lượng mật mới tốt và mang lại hiệu quả cao. Vậy cách nuôi ong mật tại nhà có đơn giản, cần phải làm và chuẩn bị những gì? Cùng Vườn Mật Ong tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu đặc tính của ong

Để có thể tiến hành nuôi ong mật tại nhà, bạn cần hiểu đặc tính của đàn ong, bạn cần tìm hiểu các loại ong trong đàn như sau:

Kỹ thuật và cách nuôi ong mật tại nhà
Ong chúa và các ong mật
  • Ong mật: Loại ong này trong tổ thường sống theo đàn ong các loại như ong chúa, ong đực và ong thợ.
  • Ong chúa: Chỉ có một con ong và ong chúa đẻ trung bình từ 400-600 trứng/ngày đêm. Ong chúa thường lớn nhất trong bầy và có chức năng sinh sản, điều tiết hoạt động của đàn ong.
  • Ong đực: Ong đực trong đàn có màu đen, giao phối với ong chúa. Ong đực thời gian sống từ 50-60 ngày, khi hoàn thành việc giao phối ong đực chết. Trường hợp khan hiếm thức ăn ong đực sẽ phải rời khỏi tổ.
  • Ong thợ: Loại ong này có số lượng đông nhất trong tổ, với nhiệm vụ đó là nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa,…. Tuổi thọ thông thường từ 5-8 tuần, ong thợ còn được chia ra làm các loại như ong làm nhiệm vụ trinh sát, ong tìm nguồn mật, phấn hoa. Nếu làm càng nhiều tuổi thọ ong thợ sẽ giảm tuy nhiên không đáng lo bởi khả năng ong chúa sinh sản lớn có thể bù lại số lượng ong thợ mất đi.

Chuẩn bị cho quá trình nuôi ong mật tại nhà

Địa điểm nuôi ong

Trước khi bàn về cách nuôi ong lấy mật tại nhà, bạn cần tìm được địa điểm nuôi ong, người nuôi ong có kinh nghiệm chọn địa điểm nuôi sao cho các đặc điểm như:

Chuẩn bị cho quá trình nuôi ong mật tại nhà
Lựa chọn địa điểm nuôi ong
  • Vị trí đặt thùng phải gần nguồn mật phấn hoa.
  • Cần chọn không gian yên tĩnh và ít chim chóc.
  • Chọn nơi không có dịch bệnh.
  • Địa hình nuôi ong cần thoáng mát, tránh xa các nhà máy, nơi có ít máy móc.

Thùng nuôi ong

Thùng nuôi ong rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi ong, bạn cần chuẩn bị thùng có kích thước 45×25 cm, để chống ẩm mốc và để ong dễ nhận biết tổ của mình bạn hãy sơn màu cho thùng. Cần đặt thùng ở vị trí thoáng mát, cách mặt đất 30cm, cửa tổ quay hướng nam để giúp tránh nắng và tránh rét. Mỗi thùng bạn đặt từ 5-6 cầu ong và thùng cách thùng khoảng 3-4m.

Thùng quay mật ong

Thùng quay mật được sử dụng để quay lấy mật ong, thiết bị này được thiết kế với dạng hình trụ và bộ phận quay ly tâm, bên trong thùng được bố trí giá để đặt cầu ong.

Thùng quay mật ong
Thùng quay mật ong

Hướng dẫn cách nuôi ong mật tại nhà

Tạo ong chúa và nhân đàn ong

Điều quan trọng trong việc nuôi ong lấy mật đó là tạo ong chúa và nhân đàn, những con ong chúa tốt sẽ đẻ nhiều trứng và trứng có tỷ lệ thụ tinh cao nên được nhân đàn rất nhanh. Khi ong chúa già không còn sức đẻ thì bạn cần thay thế những con ong chúa khác bằng cách di chuyển ong chúa từ tổ khác sang hoặc kích thích tạo ong chúa, dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng.

Hướng dẫn cách nuôi ong mật tại nhà 
Tạo ong chúa và nhân đàn ong

Cách đặt thùng nuôi ong

  • Tổ ong phải được đặt trong phạm vi bay kiếm ăn hiệu quả, mặc dù ong mật có thể bay rất xa, nhưng phạm vi bay kiếm ăn hiệu quả của chúng lại khá ngắn.
  • Nơi đặt thùng ong tuyệt vời nhất là dưới bóng của tán cây lớn.
  • Cửa tổ đàn ong quay về hướng đông nam hoặc nam.
  • Hướng đặt thùng ong tốt nhất là cửa tổ ong quay về hai hướng này, vừa có thể tránh được nắng, rét và gió mạnh.
  • Nơi đặt tổ ong phải không có chướng ngại vật, gần nguồn nước hơn nguồn mật.
  • Không đặt thùng ong nơi có nền xi măng, hoặc tường vách bê tông bị nắng rọi trực tiếp.

Làm thức ăn cho ong

Như bạn đã biết thì thức ăn chính của ong trong tự nhiên là mật và phấn hoa, vì vậy mà bạn hãy đặt những thùng nuôi ong ở gần những nguồn hoa tự nhiên, để giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định.

Tuy nhiên, vào mùa đông không có nguồn hoa hoặc mưa rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật, lúc này bạn cần phải cách chăm sóc ong mật cho ong ăn các loại phấn hoa vitamin, nước đường để đàn ong không bị đói dẫn đến bốc đàn và chết.

Thức ăn cho ogn có thể pha trộn theo tỉ lệ sau:

Làm thức ăn cho ong
Làm thức ăn cho ong
  • Nước 20 lít
  • Phấn hoa tự nhiên 10kg
  • Đường 40kg
  • Sữa chua 1kg
  • Bột đậu nành 25kg
  • Bột vi lượng gói 50gr

Cách tránh nắng và rét cho ong

Đây được coi là điều cần thiết và cần lưu ý kỹ khi bạn nuôi ong mật tại nhà, nhiệt độ thích hợp cho ong trong khoảng từ 33-35 độ C, độ ẩm từ 60-80 độ C. Bạn nên chú ý các điều sau:

  • Nếu tổ ong nóng thì cần có quạt gió cho mát.
  • Nếu nhiệt độ thấp quá thì bạn sẽ thấy ong tụ lại rung cánh.
  • Nếu thời tiết khô thì sẽ thấy ong lấy nước về tổ.

Có thể chống nóng cho ong bằng cách sau:

  • Bạn nên chuẩn bị máng nước khi nhiệt độ quá cao.
  • Không nên để mật độ ong quá dày, gây chật chội.

Chống rét, khô hanh cho ong:

  • Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét để có thể đàn đông đều, nên kết thúc nhân giống trước 30/11 để có thời gian nâng thế đàn tốt qua mùa đông.
  • Cho ăn đầy đủ đến khi có mật vít nắp, nếu thiếu phấn kéo dài phải cho ăn bổ sung.
  • Dùng rơm, lá chuối khô,… làm vật chống rét để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên xà cầu.
  • Bịt kín các khe hở của thùng ong, không để cửa tổ quay về hướng bắc.
  • Nếu khô hanh quá cho uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1000.

Trên đây là kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà mà Vườn Mật Ong tổng hợp để bạn tham khảo, với cách trên, sẽ giúp đàn ong khỏe mạnh, cung cấp nhiều mật ong. Tham khảo cách trên để có sản lượng mật nhiều nhé.