Kỹ thuật kiểm tra đàn ong khi nuôi đàn

Tình hình trong tổ ong không ngừng thay đổi, chỉ có thường xuyên kiểm tra đàn ong mới có thể kịp thời nắm bắt tình hình và có biện pháp quản lý tương ứng. Kỹ thuật kiểm tra đàn ong là một khâu quan trọng trong sản xuất nuôi ong.

Phương pháp kiểm tra đàn ong có ba loại: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra cục bộ và xem xét bên ngoài thùng ong.

Trong quá trình chăm sóc quản lý đàn ong, lúc thường tìm hiểu tình hình của đàn ong trong toàn trại ong, thông thường trước hết thông qua quan sát bên ngoài thùng ong, để tiến hành sơ bộ phán đoán, phát hiện đàn ong cá biệt không bình thường, rồi mới nhắm vào những vấn đề cụ thể để tiến hành kiểm tra cục bộ hoặc kiểm tra toàn diện.

Kiểm tra đàn ong toàn diện

Kiểm tra toàn diện đàn ong tức là sau khi mở thùng ong, nâng từng bánh tổ lên kiểm tra tỷ mỉ, tìm hiểu toàn diện tình hình nội bộ đàn ong.

Kỹ thuật kiểm tra đàn ong khi nuôi đàn
Kiểm tra đàn ong toàn diện

Kiểm tra toàn diện tốn nhiều thời gian và công sức, gây rối loại đối với đàn ong, cho nên không được tiến hành thường xuyên. Kiểm tra toàn diện chỉ nên tiến hành vào thời kỳ đầu và cuối của mỗi giai đoạn quản lý đàn ong để làm căn cứ điều chỉnh đàn ong.

  • Hướng dẫn kỹ thuật mở thùng nuôi ong
  • Hướng dẫn lựa chọn địa điểm đặt thùng nuôi ong

Kiểm tra toàn diện nên tiến hành nhanh chóng đối với những vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra có thể tiện tay xử lý ngay, có thể đồng thời xư ký các trường hợp hay cần gia tăng hay lấy bớt bánh tổ đi. Những vấn đề chưa thể xử lý ngay, thì phải đánh dấu ghi chép lại, để sau khi kiểm tra xong toàn bộ mọi đàn ong sẽ thống nhất xử lý.

Kỹ thuật kiểm tra đàn ong- Kiểm tra trọng điểm

Là tìm hiểu tình hình đẻ trứng của ong chúa, sự phát dục của bánh tổ con, tình hình dự trữ thức ăn, tỷ lệ bánh tổ tốt xấu, tình hình bệnh tật, địch hại đối với ong. Vào mùa ong chia đàn còn phải chú ý tình hình, nếu ong chúa đàn tự nhiên xuất hiện trên bánh tổ. Biểu ghi chép kiểm tra đàn ong chia làm 2 loại.

Kỹ thuật kiểm tra đàn ong- Kiểm tra trọng điểm
Kỹ thuật kiểm tra đàn ong- Kiểm tra trọng điểm

Một là: Biểu chi tiết đăng ký kiểm tra từng đàn ong (Biểu 1), Hai là: biểu tổng hợp ghi chép kiểm tra các đàn ong (Biểu 2).

Sau khi kiểm tra toàn diện mỗi đàn, đòi hỏi kịp thời điền vào phần biểu ghi chép kiểm tra đàn ong.

Sau khi kiểm tra đàn ong trong toàn trại xong, đến tình hình các đàn ong, tổng hợp lại vào từng biểu tổng hợp đăng ký kiểm tra các đàn ong. Biểu chi tiết đăng ký kiểm tra từng đàn ong phản ánh hiện trạng và quy luật biến đổi hàng năm của một đàn ong nào đó.

Còn biểu tổng hợp đăng ký kiểm tra đàn ong thì phải phản ánh toàn diện tình trạng tất cả mọi đàn ong trong một giai đoạn nào đó của trịa ong.

Các biểu đăng ký kiểm tra đàn ong là hồ sơ theo dõi đàn ong cần phải bảo tồn cẩn thận, tích luỹ lâu dài có thể theo dõi nắm vững tình hình biến đổi của đàn ong trong trại ong, cũng như quy luật biến đổi môi trường có liên quan đến việc nuôi ong.

Thùng ong trong toàn trại phải phun sơn đánh số cố định ở phía trên bên phải, phía trước thùng ong, làm số hiệu thùng ong. Ở phía trên phía bên trái thùng ong đóng một chiều đinh nhỏ, dùng để treo biển số thùng ong, mã số trên biển là số hiệu thùng ong. Đối với mỗi đàn ong, mã số đàn ong không thay đổi. Khi thùng ong cần thay thùng ong, thì đem biển hiệu đàn ong theo đàn ong di dời đến thùng ong mới.

Biểu 1: Biểu chi tiết đăng ký kiểm tra từng đàn ong

Số hiện thùng ong: Số đàn ong: Ngày thành ong chú bắt đầu đẻ: ngày….. tháng…. năm….

Ngày tháng kiểm tra Tình hình ong chúa Tổng số khung đặt vào thùng Số cầu con Số cầu khống Số khung đàn xây bánh tổ Lượng mật (kg) Lượng phấn hoa (khung) Lượng phấn hoa Thế đàn (khung tầng chân) Vấn đề phát hiện và công việc cần làm
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày …

 

Biểu 2: Biểu tổng hợp đăng ký kiểm tra đàn ong trong toàn trại ong

Địa chỉ trại ong: Thời gian kiểm tra: ngày….. tháng….. năm…..

 

Số thùng ong Số đàn ong Tình hình ong chúa Số khung đặt vào thùng Số cầu con Số cầu khung Số khung đã xây bánh tổ Lượng mật (kg) Lượng phấn hoa (khung) Thế đàn (khung tầng chân) Vấn đề phát hiện và công việc cần làm

 

Ở cột tình hình ong chúa trong biểu đăng ký kiểm tra, nếu tình hình ong chúa bình thường thì trong cột đó đánh dấu “v”, còn nếu ong chúa không bình thường thì đánh dấu “x”, đồng thời trong cột phát sinh vấn đề và cần làm thử thì ghi rõ tình hình cụ thể không bình thường ra sao.

Cột “tổng số khung cầu” là chỉ tổng số lượng bánh tổ và khung cầu trong thùng; cột “số cầu con” là chỉ số lượng bánh tổ có trứng ấu trùng và nhộng đã đậy nắp.

“Số cầu không” là chỉ số lượng bánh tổ mà trong các lỗ tổ không có con không chứa mật và phấn hoa. “Số khung cầu” là chỉ số lượng khung cầu trong thùng.

Trong quá trình xây bánh tổ, những loại chưa đạt ¼ thì là khung cầu, còn loại đã vượt quá ¼ thì có thể coi là bánh tổ. Bánh tổ bán thành phẩm đã xây quá ¼ sẽ nhanh chóng xây xong.

“Lượng tồn mật” là chỉ số lượng đường thức ăn như lượng mật ong dự trữ trong tổ, đơn vị là “kg”. Khi kiểm tra trước hết ước lượng bằng mắt số cầu tồn mật, với tính đổi sang trọng lượng tồn mật, mỗi cầu mật khoảng 2kg mật.

“Lượng tồn phấn hoa” là chỉ số lượng phấn hoa dự trữ trong tổ, đơn vị là khung cầu, khi khung cầu ít hơn 0,5, thì khung cầu 0,1 là ít đánh dấu “+”, khung cầu khoảng từ 0,2 – 0,3 là trung bình đánh dấu “++” còn khi chuyển khung cầu từ 0,3 – 0,4 là khá đánh dấu “+++”.

Khi xác định lượng dự trữ mật và phấn hoa cần phải chú ý, nếu khi lượng mật và phấn hoa dự trữ trong lỗ tổ không đầy thì cần phải có sự chiếu khấu nhất định, “thế đàn” bao gồm số lượng đã thanh trùng và số lượng con, bất kể là số lượng ong thanh trùng hay số lượng ong đá thành con đều tính bằng khung cầu.

Người mới học nghề thhường phán đoán số lượng cầu còn quá cao, con phán đoán số lượng ong thành trùng thì thường thấp.

Kiểm tra cục bộ

Kiểm tra cục bộ là nút ra từ 1 ~ 2 bánh tổ tương ứng trong thùng ong để kiểm tra, phán đoán, suy đoán về một số tình hình nào đó trong đàn. Kiểm tra cục bộ thích hợp với việc kiểm tra nhanh một tình hình nào đó khi không tiện mở thùng ong trong thời gian dài, mà cần tìm hiểu chính xác trong đàn ong. Kiểm tra cục bộ phải có mục tiêu rõ ràng, như cần tìm hiểu những vấn đề nào của đàn ong, cần nhất bánh tổ ở vị trí nào, đều phải có dự tính trước.

Lượng mật dự trữ

Chỉ cần quan sát xem các bánh tổ ở cạnh thùng có mật dự trữ không, nên ở bánh tổ sát cạnh thùng có lỗ mật đã đậy nắp tương đối nhiều, thì chứng tỏ lượng mật dự trữ đầy đủ.

Nếu bánh tổ sát thành thùng có lượng mật dự trữ tương đối ít, thì có thể quan sát tiếp bánh tổ thứ hai ở cạnh trong tấm ngăn cách, nếu góc trên bánh tổ có mật đã đậy nắp, thì đàn ong tạm thời không thiếu mật, nếu cả 2 bánh tổ ở vị trí đó đều ít mật dự trữ, thì phải kịp thời cho ăn bổ sung.

Kiểm tra lượng mật dự trữ
Kiểm tra lượng mật dự trữ

Tình hình ong chúa

Kiểm tra tình hình ong chúa phải nhấc bánh tổ ở giữa tổ, nếu trên bánh tổ nhất lên khong nhìn thấy ong chúa, nhưng trên bánh tổ có trứng và ấu trùng con, không có xây mũ chúa, điều đó chứng tỏ ong chúa của đàn ong khoẻ mạnh, số lượng ong con có thể phản ánh khả năng đẻ trứng của ong chúa.

Nếu đã không nhìn thấy ong chúa lại không có ong con ở các độ ngày tuổi, hoặc trên bánh tổ phát hiện có xây mũ chúa, điều đó chứng tỏ đã mất ong chúa; nếu trên bánh tổ có vài vị trí trứng trong lỗ tổ, xiêu vẹo nghiên ngả, trên thành lỗ tổ có đẻ trứng ong, điều đó nói lên đàn ong đã mất chúa từ lâu, ong thợ bắt đầu đẻ trứng.

Nếu khi có lỗ tổ rỗng không ong chúa và hiện tượng trong một lỗ tổ cùng tồn tại, chứng tỏ ong chúa đã không còn bình thường nữa, phải kịp thời thay đổi.

Quan hệ với bánh tổ

Nếu khi rút bánh tổ thứ hai ở cạnh trong tấm ngắn cách lên kiểm tra, nếu thấy mật trên bánh tổ đạt từ 80% ~ 90%, thì ở thời kỳ giữa và thời kỳ cuối của giai đoạn tăng trưởng đàn ong thì đòi hỏi tăng thêm bánh nếu lượng mật trên bánh tổ loãng, trong lỗ tổ không co con, thì đem rút bỏ bánh tổ đó đi, rút bớt số bánh phù hợp.

Tình hình con ong

Nhấc từ 1 – 2 bánh tổ ở gần giữa khu vực mồi con trong tổ lên kiểm tra, nếu thấy ấu trùng ướt, mịn no tròn tươi bóng, dạnh sữa trắng ở đáy ấu trùng nhỏ tương đối nhiều, diện tích đậy nắp lớn đều đặn, chứng tỏ con ong phát triển tốt; nếu thấy ấy trùng khô héo, thậm chí đổi màu, biến dạng hay bốc mùi hôi, lỗi tổ đạy nắp không tốt bị sập hay có lỗ thủng, điều đó chứng tỏ ong phát dục không tốt hoặc ấu trùng bị bệnh.

Nếu thấy trên cơ thể ong có các con ve to nhỏ khác nhau, thì chứng tỏ ong đang bị ve gây hại.

Quan sát bên ngoài thùng ong

Thông qua việc quan sát tình hình hoạt động của ong mật ở ngoài thùng và số lượng, hình thái thì thấy ong chết ở trước cửa tổ, thì có thể suy đoán tình hình nội bộ của đàn ong.

Trong việc quản lý nuôi ong, hàng ngày phải định kỳ quét dọn trước tổ, để phán đoán chính xác thời gian xuất hiện ong chết.

Phán đoán hoạt động trước tổ của ong mật

Việc quan sát hoạt động trước tổ của ong, chủ yếu là quan sát tình hình ong bay và tự tập ở trước tổ. Quan sát trước tổ ong cần tiến hành trong điều kiện ong có thể hoạt động bên ngoài tổ.

Lấy mật và dự trữ mật

Đàn ong toàn trại tích cực ra ngoài làm việc bận rộn kiếm mật, chen chúc nhau ở cửa tổ, ong thợ khi về tổ bụng no tròn, tiếng kêu như quạt gió ban đêm tương đối to, trong thùng ong vòi nước từ cửa tổ chảy ra, chứng tỏ nguồn mật bên ngoài phong phú, đàn ong tích cực làm mật.

Trước cửa tổ xuất hiện, hiện tượng vứt bỏ ấu trùng hoặc trong giai đọna tăng trưởng thì truy sát ong đực, nên dùng tay nắm phía sau thùng ong cảm thấy rất nhẹ, chứng tỏ trong tổ đã thiếu mật dự trữ, lúc này đàn ong đã ở vào trạng thái nguy hiểm.

Tình trạng ong chúa

Khi ở bên ngoài thời tiết tốt, ấm áp có nguồn mật và phấn hoa phong phú, nếu ong thợ tích cực đi làm, khi bay về tổ mang nhiều phấn hoa, chứng tỏ ong chúa này đang tồn tại mạnh khoẻ, hơn nữa lại đẻ trứng khoẻ. Nếu đàn ong bay ra với vẻ uể oải, không mang được phấn hoa về, có ong thợ còn bò loại ở trước cửa tổ hoặc rụng cánh, thì nghi ngay là tổ đã mất ong chúa.

Triệu chứng báo phân đàn tự nhiên

Về mùa ong chia đàn, phần lớn ong tích cực làm việc cá biệt có đàn ong mạnh, rất ít ong thợ ra vào tổ, ngược lại có rất nhiều ong thợ tụ tập ở trước của tổ hình thành “râu ong”. Hiện tượng này phần nhiều báo hiệu ong sắp chia đàn. Nếu nhiều ong ùn ùn đậu ở cửa tổ, chứng tỏ hoạt động chia đàn đã bắt đầu.

Thế đàn ong

Khi các điều kiện về thời tiết, nguồn mật, phấn hoa đều tương đối tốt, có khối lượng lớn ong đồng thời ra vào chập tối có nhiều ong tụ tập bậc trước của tổ hoặc ở thành trước thùng ong. Điều đó phản ánh thế đàn ong rất mạnh. Khi đàn ong ra vào tổ tương đối ít, thì ngoài việc chia đàn mạnh ra, thì thế đàn ong có thể tương đối yếu.

Ong ăn trộm mật

Khi nguồn mật bên ngoài khan hiếm, có mốt ít ong thợ bay lượn xung quanh thùng ong, sục sạo tìm kẽ hở để chui vào thùng ong, chứng tỏ đàn ong này đã bị ong (kẻ trộm) nhòm ngó. Trật tự ở trước của tổ rối loạn, ong thợ ôm lấy nhau đánh giết nhau chứng tỏ bọn ong cướp mật đã bắt đầu tấn công.

Nếu thấy ong tự ở trước cửa tổ đan ong yếu ra vào tổ dồn dập, quan sát kỹ thấy bụng ong thợ khi vào tổ bụng nhỏ, mà khi trở ra thì bụng to, điều đó đã nói lên hiện tượng ong đến cướp mật. Hiện tượng một số lớn ong thợ khi về tổ mang theo mật, đàn ong này rất có khả năng là đàn ong đi cướp mật.

Ve hại ong nghiêm trọng

Nếu ở trước cửa tổ luôn phát hiện có một số ong non cơ thể nhỏ yếu, cánh bị tàn phế, không thể bay, chỉ bò loạn trên mặt đấy, hiện tượng này chứng tỏ ong bị ve gây hại nghiêm trọng.

Trong tổ chật chội nóng bức

Về mùa nhiệt đới không khí lên cao, nhiều ong bám ở cửa tổ quạt gió, buổi chập tối một số ong mật không muốn vào tổ, mà tụ tập ở chung quanh cửa tổ, hiện tượng này nói lên trong tổ chật chội, nóng bức.

Phán đoán ong chết trước cửa tổ

Có ong chết ở trước của tổ là không bình thường, nếu ở trước của tổ thấy có một số ít ong chết và ấu trùng nhộng bị chết thì không ảnh hưởng lớn đối với đàn ong, nhưng nếu ong và ấu trùng nhộng chết với số lượng lớn, thì phải chú ý. Để phán đoán chính xác thời gian xuất hiện ong chết trong quản lý nuôi ong hàng ngày, tốt nahát phải định kỳ quét dọn trước cửa tổ

Trong tổ ong thiếu chất

Trước cửa tổ xuất hiện các cong ong chết bụng thót, môi chề, thậm chí ở trong ngoài tổ chất đống số lớn xác ong chết loại này, ong chết thường có trạng thái suy yếu thì chứng tỏ ong vì bị đói mà bắt đầu chết.

Trúng độc thuốc trừ sâu

Thấy ong thợ ở trại ong bị kích thích tức giận bay điên cuồng, tính tình hung hãn, đuổi đốt người và súc vật; thấy đàn ong ở trước cửa tổ trong toàn trại ong đột nhiên thấy những con ong thợ khoẻ mạnh đột nhiên lăn lộn co giật trên đất, chứng tỏ ong bị trúng độc thuốc trừ sâu.

Khi thời tiết tốt, ong mật cần cù đi kiếm ăn, trước cửa tổ của đàn ong trong toàn trại đột nhiên xuất hiện số lớn ong trẻ khoẻ bị chết ở trạng thái dang 2 cánh, bụng thót môi chề ra, nhất là ong chết ở cửa tổ đàn ong mạnh thì càng nhiều, một số ong sau khi chết chân vẫn mang cục phấn hoa, điều đó chứng tỏ chúng bị trúng độc thuốc trừ sâu.

Ong vò vẽ xâm hại

Về mùa hạ, thu là mùa hoạt động của ong vò vẽ điên cuồng nhất, khi ở trước cửa tổ đột nhiên phát hiện số lớn ong chết trong trạng thái mất dần, đứt chân, không toàn thây mà số ong chết phần lớn đều là ong trẻ khoẻ. Điều đó chứng tỏ đàn ong bị ong vò vẽ tập kích, ong vò vẽ gây hại phần lớn ở vùng núi miền Nam

Ong chết cóng

Ở miền Bắc vùng thời tiết rét, thường ở trước cửa tổ xuất hiện những con ong chết ở trạng thái chết cóng, đầu quay về hướng cửa tổ, thì chứng tỏ vì nhiệt độ quá thấp khi ong đi làm về chưa kịp vào tổ đã bị chết cóng ở bên ngoài tổ, ong chết cóng ở ngoài tốt thì ở gần cửa tổ thì càng nhiều, phân bố thành hình quạt, ong chết cóng trước khi về đến tổ thường phát sinh vào đầu xuân.

Đàn ong bị chuột làm hại

Ở miền Bắc vào mùa đông hoặc đầu xuân, nếu trước cửa tổ xuất hiện nhiều bã sáp ong và ong chết không toàn thây, từ trong bốc ra mùi hôi và nhìn thấy trên thùng ong có lỗ khoét thủng, thì chứng tỏ ở đó đã bị chuột chui vào tổ ong cắn hại, lấy mật ong.

Ấu trùng bị hại

Khi nuôi ong nếu phát hiện ở trước cửa tổ có ong thợ đang lôi xác nhộng, thì chứng tỏ ấu trùng trong tổ bị hại, khi thao tác lấy mật đậy nắp không cẩn thận đè bẹp, thì trước khi tổ chũng sẽ xuất hiện xác chết của ấu trùng, nhộng của ong thợ hoặc của ong đực.