Bạn đang quan tâm đến cách tìm tổ ong dú? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp đơn giản và hiệu quả để tìm và xác định tổ ong dú. Từ quan sát hành vi của ong đến sử dụng thiết bị và công cụ đặc biệt, bạn sẽ có cách tiếp cận thông minh để tìm hiểu và tận hưởng những điều thú vị từ tổ ong dú. Đọc tiếp và khám phá ngay cách tìm tổ ong dú một cách dễ dàng.
Ong cắn nhẹ hơn kiến cắn
Từ đầu năm 2021, anh Nguyễn Công Bằng (quận Tân Phú, TP.HCM) bắt đầu bận bịu vì “dính” vào một thú chơi mới kỳ lạ. Anh đang nuôi và chăm 20 đàn ong trên sân thượng gia đình, ngay trong TP.
Nhiều người sẽ cho rằng, việc nuôi ong trong nhà có trẻ nhỏ là điều không nên. Nhưng giống ong mà anh Bằng đang phát triển đàn là ong dú, loài ong không có nọc đốt. Thay vào đó, vết cắn của ong thậm chí còn nhẹ hơn kiến cắn, không để lại dấu vết trên da. Ong cắn xong không chết. Đứng gần quan sát hoặc gõ vào tổ, ong cũng không bay ra cắn.
Ong hoàn toàn tự đi kiếm thức ăn ngoài thiên nhiên, người nuôi không cần can thiệp. Chỉ cần đặt cửa tổ hướng thoáng, ong bay quanh khu vực kiếm ăn. Đối với nơi có nguồn thức ăn khan hiếm, ong có thể bay xa trong bán kính 2km để thụ phấn.
Ong dú không có nọc đốt nhưng vẫn sẽ cắn. Dẫu vậy, vết cắn nhẹ hơn cả kiến cắn và không dị ứng (ảnh: Công Bằng)
Cũng theo anh Bằng, giống ong phát triển tốt theo thời gian. Khi sinh sống ở các khu vực gần rừng thì tốc độ nhân đàn nhanh, còn ở nội đô thì mùa xuân hoa ra phấn, tốc độ nhân đàn nhanh hơn.
“Tôi chơi ong vì còn mang ý nghĩa phong thủy. Khác với ong mật, ong dú không bỏ tổ đi dù có động hoặc ồn ào. Ong cũng là loài chịu khó ra ngoài kiếm thức ăn về tổ”, anh Bằng chia sẻ.
Anh Phạm Võ Uyên Bác (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) nhận xét, giống ong này có sức chịu đựng tốt hơn giống ong ngoại nhập như ong Ý. Ví dụ, một thùng ong có thể nhốt trong khoảng 15 ngày mà ong không có vấn đề gì.
Ong công nghiệp thì mùa nào cũng phải cho ăn, còn ong dú hầu như không cho ăn. Vì tự đi kiếm thức ăn nên sản lượng mật thấp. Nuôi số lượng lớn ong dú mới có thể lấy mật, chứ không giống ong chuyên làm mật.
Dẫu vậy, mật ong dú có vị ngọt thanh, hơi lỏng hơn mật khác. Giá bán ngoài thị trường khá cao, từ 1,5-2 triệu đồng/lít. Đây hoàn toàn là mật thiên nhiên, không có tác động của con người. Ngoài ra, sáp ong còn dùng để chữa bệnh. Nguyên cả con ong dú không bỏ gì hết.
Gia đình anh nuôi 15 đàn ong với mục đích lấy mật và thụ phấn cho các cây xung quanh vườn. Anh cho rằng, đây là giống ong cảnh, nhà nào cũng có thể nuôi một đàn để vừa giải trí, vừa giáo dục trẻ em về thế giới động vật.
Ong dú ưa khí hậu ấm
Ở khu vực phía Bắc, anh Võ Anh Tuấn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay, mùa đông ở miền Bắc lạnh, nhiệt độ từ 16-17 độ nên ong dú không ra khỏi tổ làm việc. Phải tầm khoảng 20 độ trở lên ong mới đi kiếm ăn, còn không sẽ ở lì trong tổ ăn thức ăn dự trữ.
Sợ ong không đủ thức ăn nên mỗi tuần, anh Tuấn bơm mật hoặc mua phấn hoa về xay, nghiền thành bột rồi đổ thẳng vào trong tổ cho ong. Thậm chí, đến mùa đông anh còn làm thêm hộp xốp, lắp bóng đèn sưởi như ấp trứng gà, có cảm biến nhiệt độ duy trì ở mức 30 độ C. Hiện nay, 4 tổ ong của gia đình anh vẫn khỏe mạnh.
Bắt đầu chơi ong dú từ mùa hè năm 2021, anh Tuấn khẳng định, không lo lắng về nguồn thức ăn cho ong, kể cả nuôi trong TP và yên tâm khi gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vào mùa đông miền Bắc, ong không đi kiếm ăn được nên không phát triển đàn mạnh như ở khu vực nắng ấm phía Nam.
Chủ cơ sở Ong dú Jichi – anh Nguyễn Hữu Trực (TP. Phan Rang,Tháp Chàm, Ninh Thuận) thông tin, số lượng tổ bán ra ngoài thị trường trung bình đạt từ 40-50 tổ/tháng, giá là 2 triệu đồng/tổ. Trọng lượng gồm cả hộp tổ, trứng ong, thức ăn dự trữ là từ 2-3kg. Mật độ khoảng 1.000 con ong. Mỗi năm cho ra khoảng 1 lít mật.
Trong năm 2021, thú chơi ong dú ở các TP phát triển rất mạnh. Số tổ ong bán được trong năm 2021 là hơn 400 tổ. Người nuôi đảm bảo thành công dù không biết gì về kỹ thuật. Chỉ cần đặt tổ dưới nắng có bóng râm là điều kiện lý tưởng nhất.
Tuổi thọ 1 tổ ong trên 5 năm, đa số tồn tại vĩnh viễn. Nói đúng hơn, ong chúa tồn tại từ 4-5 năm rồi chết. Trước thời điểm ong chúa chết khoảng 2 tháng, ong thợ sẽ tạo 4-5 trứng để tránh trường hợp sau nở thành ong chúa không đảm bảo thì có trứng khác thay thế. Tổ cứ thế tiếp tục phát triển, có những tổ ong tồn tại cả trăm năm trong tự nhiên.
Hiện, đây là cơ sở duy nhất trên cả nước có quy trình nuôi ong dú bài bản, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký bản quyền với Sở KHCN tỉnh Ninh Thuận.
Ý tưởng của việc nuôi ong dú xuất phát khi anh Trực nuôi thất bại ong mật. Anh tình cờ phát hiện giống ong này trong vườn nhà. Tổ mẹ tồn tại rất lâu, ong không bỏ tổ, không đốt, thậm chí sản sinh mật. Từ những lý do trên, anh Trực tính đến chuyện thương mại hóa giống ong này từ cuối năm 2018.
Tổng thời gian nghiên cứu mất khoảng 3 năm để cho ra một bộ quy trình nuôi ong hoàn chỉnh. Từ 3 đàn ban đầu, anh đã nhân ra số lượng hàng trăm đàn hiện nay.
Mong muốn của anh Trực là có thể liên kết, đưa ong xuống cho bà con ở các khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nuôi, hướng đến nuôi tự nhiên lấy mật. Ngoài ra, chủ cơ sở có ý định hướng dẫn nhân giống rồi thu mua lại của người nuôi. Tạo thêm thu nhập cho người Khmer bản địa.