Bạn muốn bắt ong dú về nuôi? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách bắt ong dú một cách an toàn và hiệu quả. Từ tìm kiếm tổ ong dú đến sử dụng thiết bị bắt ong, bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn chi tiết để thành công trong việc bắt và nuôi ong dú. Khám phá ngay và tạo ra một môi trường nuôi ong dú thú vị!
Tiếp chúng tôi tại trang trại nuôi ông dú thông thoáng, mát lành, xanh tươi nhiều cây và hoa, là anh Nguyễn Hữu Trực- chàng trai mảnh khảnh, có đôi mắt sáng ngời khi nói về những dự định tốt đẹp về phát triển nghề nuôi ong Dú tại Ninh Thuận, nhất là đồng bào vùng cao- nơi có điều kiện bản địa phù hợp để nuôi ong dú và giúp họ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Trong không gian trang trại thoáng mát sạch sẽ, trồng nhiều loài hoa và cây cảnh, những chú ong dú bay ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Những chú ong xinh xắn này khiến chúng tôi rất vui, còn bỏ lên tay mình để ngắm nhìn và đùa nghịch với chúng, bởi vì chúng không có nọc đọc, chúng không cắn người.
Trong niềm vui về dự án nuôi ong dú đang ngày càng thành công từ chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Trực chia sẻ câu chuyện của mình. Anh kể: nhờ gia đình ở vùng nông thôn nên ngay từ nhỏ tôi đã đuợc gần gũi và rất yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích động vật và đặc biệt là loài ong. Tôi rất muốn tìm hiểu đời sống của những loài ong. Nên thay vì vui chơi các trò chơi trẻ con cùng với bạn bè cùng trang lứa thì tôi lại say mê quan sát, ngắm nhìn, tìm hiểu và muốn thuần phục loài ong.
Sau khi tốt nghiệp Đại học xong, anh Nguyễn Hữu Trực có một công việc ổn định tại ngân hàng ở quê nhà. Nhưng với niềm đam mê loài ong, Trực nỗ lực vừa làm việc ở ngân hàng vừa bắt tay làm mô hình nuôi ong mật. Nhưng không thành công với mô hình này. Sau nhiều ngày tìm hiểu nguyên nhân là do điều kiện khí hậu ở Ninh Thuận không phù hợp để nuôi ong mật, Trực lấn sang kinh doanh trà sữa và cũng không mang lại lợi nhuận gì. Sau thất bại của nuôi ong mật và kinh doanh trà sữa, lại không đam mê với công việc ở ngân hàng, anh Trực quyết định nghỉ việc.
Trong những ngày buồn bã, gần như mất phương hướng về tương lai, thì điều tuyệt vời đã xảy ra với chàng trai giàu đam mê về những chú ong này. Đó là: Vô tình một ngày nọ, anh Trực nhìn thấy một bày ong dú bay ra từ những chiếc thùng nuôi ong mật cũ mà Trực đã để ở góc vườn. Anh Trực nhìn kỹ vào hơn nữa thì thấy đàn ong dú đã bay vào làm tổ trong này và đã tạo mật. Khi anh Trực ăn thử mật này thì thấy mật có vị ngọt thanh và hơi chua. Hạnh phúc vỡ òa, anh Trực quyết định toàn tâm toàn ý gầy dựng và phát triển đàn ong dú quý hiếm này. Điều thú vị là nguồn gốc của đàn ong dú này là từ ngôi nhà cổ gần 100 năm của gia đình Trực.
Say mê với niềm hạnh phúc lâng lâng và quyết tâm phát triển đàn ong dú, anh Trực tích cực tìm hiểu nhiều tài liệu khoa học của Việt Nam và trên thế giới về loài ong dú. Kết hợp với những Nhà khoa học, Nhà nghiên Cứu, Hội nuôi ong dú Việt Nam để mở những hội thảo khoa học để tuyên truyền phổ biến về nuôi ong dú. Anh Trực còn lập wesite, để chia sẻ những kinh nghiệm về nuôi ong dú nghiêm túc, khoa học và hiệu quả. Trang web của anh Trực đứng đầu Việt Nam về lượt tìm kiếm của cộng đồng mạng về nuôi ong dú.
Khi vừa mới bắt đầu trong việc nuôi ong dú, thì Trực bị bệnh, phải phẩu thuật, nằm điều trị tại bệnh viện hơn 2 tháng. Trong thời gian ấy, anh Trực rất lo lắng cho bày ong vì không ai chăm sóc. Nhưng, thật bất ngờ, bày ong vẫn phát triển tốt. Từ đó, anh Trực biết rằng nuôi ong dú rất dễ, không phải mất công chăm sóc gì cả.
Điều độc đáo nữa là anh Trực đã nghiên cứu và sáng tạo ra chiếc hộp (còn gọi là ngôi nhà) để nuôi ong, để bảo cho việc tách đàn, hoặc lấy mật thì không ảnh hưởng đến sự phát triển sinh sôi của đàn ong. Để chế tạo ra chiếc hợp với một kích cỡ hợp lý là cả một quá trình quan sát và đúc rút kinh nghiệm của anh Trực. Nếu như hộp lớn quá hoặc nhỏ quá thì bày ong đều phát triển rất chậm, thời gian tách đàn lâu. Chiếc hộp gồm 3 ngăn, được làm khá đơn giản. Được gắn với nhau bằng keo. Có thể gắn vào và tách ra dễ dàng. Mô hình chiếc hộp này của Trực được người nuôi ong dú Việt Nam dùng toàn bộ bởi những hiệu quả mà chiếc hộp mang lại.
Từ khi ong dú chúa đẻ trứng đến khi phát triển thành ong trưởng thành khoảng 50 ngày. Mỗi tổ ong 1 tháng có thể nhân đàn một lần, mỗi đàn sẽ “bầu” ra ong chúa mới và sinh sôi nảy nở rất nhanh, cho mật sau 3 – 6 tháng. Một đàn ong dú mỗi năm cho thu hoạch mật hai lần với khoảng 2 lít mật. Đặc tính của loài ong dú này không ăn đường mà chỉ hút nhụy hoa nên mật là tự nhiên và nguyên chất. Với hơn 500 đàn ong dú năm 2022, tăng hơn 100 đàn so năm 2021, anh Trực thu mật ong đạt khoảng 150 lít mật ong. Ngoài mật ong, anh Trực còn kết hợp bán thêm phấn ong, keo ong thô và bán thùng giống ong, thu về hơn 1tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong dú của mình, anh Trực cho biết: Với diện tích 30 mét vuông có thể nuôi từ 400 – 700 đàn ong. Ong dú không cần cho ăn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Chỉ cần xung quanh có các vườn cây, hoa cỏ dại rải rác xung nhà. Nếu nuôi ong dú trong nhà cần tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ ổn định. Nếu nuôi ở ngoài trời, dưới các tán cây cần chú ý bảo vệ tổ ong khỏi các loại thằn lằn và chim rình bắt ăn. Nuôi ong dú rất dễ, an toàn với người nuôi. Con ong dú sau khi bay ra khỏi tổ để kiếm thức ăn thì nó quay về đúng tổ của nó, vì có sơn màu lên ống tổ để con ong nhận biết .
Để bắt ong dú về nuôi, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Tìm tổ ong dú: Quan sát kỹ môi trường xung quanh để phát hiện vị trí tổ ong dú. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm các khe nứt trên tường, cây hoặc các nơi ẩn náu mà ong dú thường xây tổ.
- Chuẩn bị thiết bị: Đảm bảo bạn có đầy đủ các thiết bị bắt ong như áo bảo hộ, găng tay, khói ong, dao cắt và hộp bắt ong.
- Hút ong dú: Sử dụng khói ong để làm cho ong dú bất hoạt và rời khỏi tổ. Sau đó, sử dụng dao cắt cẩn thận để loại bỏ tổ ong dú và đặt nó vào hộp bắt ong.
- Vận chuyển ong dú: Đặt hộp bắt ong có ong dú vào một vị trí an toàn và di chuyển nó đến nơi nuôi ong dú. Đảm bảo rằng hộp có đủ sự thông thoáng và điều kiện môi trường thích hợp cho ong dú.
- Chăm sóc và nuôi ong dú: Cung cấp thức ăn cho ong dú, bao gồm mật ong và phấn hoa, và đảm bảo nước uống sạch sẽ. Theo dõi sức khỏe và đảm bảo môi trường nuôi ong dú thích hợp.
Bằng đam mê và lòng quyết tâm của mình, chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Trực đã thực hiện được ước mơ của mình là thuần hóa loài ong và hơn thế nữa anh còn phối hợp để mang mô hình hiệu quả kinh tế này nhân rộng ra cộng đồng, giúp nhau cùng làm giàu, cùng bảo về động vật, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường – là kế hoạch của Trực đã và đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian đến. Điều đó mang lại niềm vui, hạnh phúc to lớn cho chàng trai tuổi 30 này.
Hải Bình