Bạn đã nghe nói tới cách giải rượu bằng mật ong hay chưa? Uống mật ong trước khi uống rượu có chống say không? Giải rượu với mật ong có hiệu quả không? Cùng Vườn Mật Ong khám phá cách giải rượu bia bằng mật ong nhé.
Giải rượu bằng mật ong có hiệu quả không?
Mật ong tự nhiên rất giàu fructose và glucose, chứa các hoạt chất như disaccharide, trisaccharide, khoáng chất, vitamin, axit amin, protein và một số axit hữu cơ. Mật ong được xem là nguồn thực phẩm bổ dưỡng đối với sức khỏe.
Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, mật ong được sử dụng để chữa các bệnh liên quan tới cơ quan nội tạng, giúp phổi khỏe hơn, giảm đau và giải độc cho cơ thể. Từ xa xưa, người dân đã biết cách giải rượu với mật ong. Uống mật ong giải rượu còn giúp bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện chất lượng máu.
Do đặc tính chống oxy hóa, mật ong có khả năng trung hòa các độc tố trong rượu bia. Đường fructose tự nhiên trong mật ong giúp chuyển hóa chất độc thành các chất vô hại nhanh chóng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể dùng đường fructose trong mật ong để chuyển hóa acetaldehyde tạo ra trong rượu thành axit axetic.
Uống mật ong sau khi say rượu có thể giúp bạn giảm cảm giác nôn nao, đau đầu và chóng mặt. So với các cách giải rượu bằng gừng hay giải rượu bằng sữa chua, cà chua thì giải rượu bằng nước mật ong nhanh hơn và hiệu quả hơn. Về cơ bản, mật ong cung cấp cho cơ thể một lượng đường fructose giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thay đổi đột ngột, giúp tăng tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Tốc độ cơ thể tiêu hóa đường fructose tương tự như rượu. Vì thế, việc nạp vào cơ thể một liều lượng mật ong nhất định sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, loại bỏ cồn trong máu nhanh hơn. Đồng thời mật ong cũng có tác dụng phục hồi cơ thể, tránh tình trạng hạ đường huyết do uống rượu.
Cách giải rượu bằng mật ong
Khi rượu đi vào cơ thể và phân hủy qua gan, nó sẽ tạo ra chất acetaldehyde gây ra cảm giác nôn nao và thậm chí là ngộ độc rượu. Nếu uống ít rượu thì chất acetaldehyde chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thường xuyên uống nhiều rượu thì acetaldehyde có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Phụ nữ có xu hướng say rượu lâu hơn nam giới bởi cơ thể của nữ giới tạo ra ít enzyme phân hủy rượu hơn.
Cách dùng mật ong giải rượu có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Mật ong giải rượu rất êm, làm dịu cảm giác buồn nôn và chóng mặt nhanh chóng.
Cách giải rượu bia bằng mật ong và gừng
Với các nguyên liệu có sẵn như mật ong và gừng, bạn đã có thể điều chế thức uống giúp giải rượu cấp tốc sau mỗi buổi nhậu quá chén. Cách giải rượu bằng gừng mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài lát gừng tươi vào ly nước mật ong ấm hoặc giã dập gừng trước khi cho vào. Uống ngay khi nước còn ấm nóng.
Cách giã rượu bằng mật ong và chanh
Mật ong chanh không chỉ giúp giải rượu mà còn có tác dụng thải độc cơ thể nhanh chóng. Cách pha mật ong giải rượu với chanh như sau: chuẩn bị 1 cốc nước ấm 200ml, thêm vào 2 muỗng mật ong nguyên chất và nước cốt nửa quả chanh. Khuấy đều và cho người say uống luôn để giảm cảm giác nôn nao, đau đầu, giúp đào thải chất độc của rượu ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Cách pha mật ong giải rượu
Cách giải rượu bằng mật ong đơn giản nhất là uống nước mật ong. Bạn chỉ cần pha 1 cốc nước mật ong ấm và uống vào buổi sáng sau khi thức giấc sẽ giảm cảm giác say xỉn tức thì.
Uống mật ong trước khi uống rượu có chống say không?
Để chuẩn bị quẩy hết mình cho buổi tiệc, bạn nên ăn một lát bánh mì nướng với mật ong để lót dạ, tránh tình trạng uống rượu bia với chiếc bụng trống rỗng. Hoặc bạn cũng có thể uống nước mật ong trước khi uống rượu để ngăn cản chất độc trong rượu bia ngấm vào gan và máu.
Uống mật ong trước khi uống rượu có thể giúp giảm tác động của cồn lên cơ thể, nhưng không phải là phương pháp chống say hiệu quả. Mật ong chứa fructose và glucose, các loại đường này có khả năng tăng cường quá trình chuyển hóa cồn trong cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng này không đủ để ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng say rượu. Để tránh say và tác động xấu của rượu, hãy uống một cách có trách nhiệm, không vượt quá mức cho phép, và tìm cách kiểm soát việc tiêu thụ cồn một cách hợp lý.